Container là gì? Tìm hiểu về tiêu chuẩn kích thước container
Trong bài viết này, Pcspost sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu cụ thể về các tiêu chuẩn kích thước container theo quy định hiện tại. Mời các bạn cùng theo dõi.
Container là gì? Các tiêu chuẩn chung của Container
Container là một hình hộp chữ nhật được làm bằng thép được dùng để vận chuyển hàng hóa trên các tàu biển, toa xe lửa hoặc các xe tải chuyên dụng.
Theo tiêu chuẩn ISO 2006, container sẽ phải có những đặc tính như sau:
- Container phải có đủ độ chắc chắn và bền vững để phù hợp cho nhu cầu sử dụng nhiều lần
- Container phải được lắp đặt thiết bị cho phép tháo dỡ thuận tiện nhất là trong trường hợp di chuyển từ phương tiện này sang phương tiện khác
- Container phải được thiết kế tiện lợi, dễ dàng cho việc đóng hàng và gỡ hàng
- Conntainer phải được thiết kế phù hợp với việc chở hàng bằng một hoặc nhiều phương thức vận tải khác nhau như tàu hỏa, tàu biển, xe tải chuyên dụng)
Các tiêu chuẩn kích thước Container
Container có nhiều loại khác nhau và khích thước cũng khác nhau và tùy thuộc vào từng đơn vị sản xuất. Tuy nhiên để phù hợp với nhu cầu sử dụng trên phạm vi toàn thế giới thì kích thước, chiều dài, chiều cao của container thường được áp dụng theo tiêu chuẩn ISO.
Cụ thể theo tiêu chuẩn ISO668:1995(E) các container sẽ có kích thước như sau:
- Chiều rộng: 2,438m (8ft)
- Chiều cao: Container được phân chia thành 2 loại, mỗi loại tương ứng với kích thước chiều cao khác nhau:
- Loại thường: Container thường có chiều cao 8 feet 6 inch
- Loại container cao sẽ có chiều cao 9 feet 6 inch
- Chiều dài: Container 40 feet được lấy làm chiều dài chuẩn cho container trên thế giới. Các container có chiều dài ngắn hơn sẽ được tính toán sao cho có thể xếp kết để đặt dưới container 40 feet mà vẫn đảm bảo có khe hở 3inch ở giữa.
Căn cứ theo tiêu chuẩn ISO 668:1995(E), kích thước và trọng lượng container tiêu chuẩn 20 feet và 40 feet sẽ có thông số theo bảng dưới đây:
Tiêu chuẩn kích thước container tại Việt Nam
Tại Việt Nam, tiêu chuẩn Container mà Cục Đăng kiểm hiện đang áp dụng là TCVN 6273:2003 – “Quy phạm chế tạo và chứng nhận container vận chuyển bằng đường biển”. Cụ thể trong đó quy định về tải trọng toàn bộ cho container 20 feet tối đa là 20, 32 tấn (trọng tải này nhỏ hơn so với tiêu chuẩn quốc tế).
Tải trọng ghi trên container không đồng nghĩa với tải trọng được đóng hàng. Tùy thuộc vào từng quốc gia hoặc liên quan đến trucking mà bạn sẽ cần tuân thủ đóng hàng theo quy định.
Như vậy bài viết trên đã giới thiệu đến các bạn một số thông tin đáng chú ý về tiêu chuẩn kích thước container. Các tiêu chuẩn kích thước và trọng tải của container đều được tuân thủ theo tiêu chuẩn ISO.